Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Mười năm tới, kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn đang học việc
"Mười năm tới là giai đoạn học việc cho khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Cũng như trong thể thao, Việt Nam không thể mới bước vào cuộc chơi Olympics mà đã nghĩ tới việc đoạt huy chương vàng được". TS Homi Kharas khuyến cáo.


Tiến sĩ Homi Kharas đến Hà Nội tuần trước để dự Hội thảo đóng ý kiến cho Dự thảo Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011-2020, không thuần túy với tư cách chuyên gia cao cấp của Trung tâm phát triển Wolfensohn thuộc Viện Nghiên cứu Brookings (Hoa Kỳ). Ông đã từng làm chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương hơn mười năm qua, và kể từ năm 1999 hàng năm ông đều vào Việt Nam ít nhất một lần.


 



 


Với những kinh nghiệm về Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu một thập kỷ qua, TS Kharas đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với Tuần Việt Nam về những vấn đề được nêu lên trong cuộc hội thảo góp ý cuối cùng, trước khi bản dự thảo được công bố lấy ý kiến toàn dân vào 15/9 tới.


 


Không còn là chuyện tranh cãi


 


Xin ông cho biết đánh giá chung của ông về cuộc hội thảo này, và sự khác biệt với cuộc hội thảo với mục đích tương tự cách đây 10 năm?


 


Tôi nghĩ việc họ đưa ra thảo luận một cách tương đối mở những vấn đề lớn của Việt Nam trong 10 năm tới là một điều tốt. Việc ông thủ tướng đến dự và chắm chú lắng nghe cả buổi sáng là điểm đáng khích lệ thứ hai. Điều đó cho thấy chính phủ coi việc đưa bản dự chiến lược này ra thảo luận rộng rãi là một câu chuyện nghiêm túc.


 


Và điều tôi thấy thích nhất là có rất nhiều ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề, và, như vậy, dường như đã có cách tiếp cận mới về những vấn đề chưa có sự đồng thuận.


 


Cách đây một thập kỷ, người ta chủ yếu bàn cách làm sao có thể tận dụng những mặt tích cực của kinh tế thị trường, trong việc chuyển đổi một nền kinh tế kế hoạch tập trung. Vẫn có những câu hỏi mang tính lưỡng lự, như liệu Việt Nam có nên phát triển kinh tế thị trường hay không.


 


Nhưng, đến hội thảo này, các yếu tố kinh tế thị trường đã định hình khá rõ ràng, mặc dù vẫn tồn tại một thành tố phi thị trường khá mạnh khu vực kinh tế nhà nước với những đặc quyền đặc lợi của nó. Tức là việc chuyển đổi sang sự tự do hóa thị trường, định hình các lực lượng thị trường, cũng như sự định giá theo thị trường, đang diễn ra ở Việt Nam.


 


Phát triển một nền kinh tế thị trường không còn là câu chuyện của sự tranh cãi.


 










TS Homi Kharas chăm chú lắng nghe các diễn giả Việt Nam trao đổi.




 


Tức là ông coi việc thể hiện sự bất đồng quan điểm một cách thẳng thắn và cởi mở, thậm chí gay gắt, hay hơn sự đồng thuận một cách hình thức  trong im lặng?

Đúng vậy. Tranh luận luôn là một giải pháp tìm kiếm sự đồng thuận một cách lành mạnh.


 


Chưa đủ chín để đi tắt đón đầu về công nghệ


 


Tại sao ông nhấn mạnh nhiều đến các rủi ro trong tham luận của mình?


 


Trong hội thảo lần này, chúng tôi quan tâm tới các vấn đề thể chế trung hạn cho 10 năm tới. Chúng ta thấy rằng đó là giai đoạn của một sự thiếu ổn định và rất phức tạp, và, vì vậy, khá rủi ro. Có hai nguyên nhân toàn cầu và nguyên nhân nội tại của Việt Nam. Chính vì vậy tại sao tôi lại nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc dự báo các rủi ro mà Việt Nam có thể phải đối mặt, để từ đó chọn các thể chế thích hợp nhằm duy trì sự năng động cho nền kinh tế Việt Nam.


 


Ý ông nói, muốn vạch ra sự phát triển phù hợp nhất, Việt Nam, trước hết, phải định vị mình ở đâu trong sự phát triển của toàn cầu trong 10 năm tới?


 


Đúng vậy. Và một điều may mắn cho Việt Nam là những nền kinh tế ở châu Á phát triển rất mạnh mẽ, và như tôi dự đoán trong 10 nền kinh tế lớn nhất sau 10 năm tới có tới 4 thuộc về châu Á, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Điều đó tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển theo.


 


Và để tận dụng cơ hội đó, Việt Nam phải tiếp tục tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực, và tiếp tục thu hút những nhà đầu tư nước ngoài, hiện đang làm ăn ở Trung Quốc, Indonesia, hay Malaysia, và đang muốn tìm địa chỉ đầu tư cạnh tranh hơn về giá nhân công.


 


Có những ý kiến của giới chuyên gia Việt Nam cho rằng nếu phát triển theo cách truyền thống như vậy, Việt Nam sẽ không bao giờ đuổi kịp được các nước đi trước. Ông sẽ giải thích ra sao?


 


Tôi nghĩ trước hết Việt Nam phải tập trung xây dựng một khu vực kinh tế tư nhân mạnh. Và cách làm tốt nhất là học cách phát triển khu vực này từ các nước khác. Điều tôi hàm ý ở trên là như vậy.


 


Tất nhiên, khi thu hút đầu tư từ nước ngoài vào, Việt Nam buộc phải lựa chọn những công nghệ đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Việc này không ai làm hộ Việt Nam được.


 


Ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng Việt Nam phải có cách đi tắt - đón đầu để đuổi kịp nhanh các nước khác? Ông nghĩ điều đó có quá lạc quan với hiện trạng của nền kinh tế của Việt Nam không?


 


Tôi cho rằng khoảng cách về công nghệ giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới, tất nhiên trừ những nước kém phát triển, hay đồng hạng với Việt Nam, là khá lớn. Việt Nam hoàn toàn có thể nghĩ tới bước nhảy vọt, hay như ở Việt Nam gọi là đi tắt - đón đầu. Có điều không phải vào lúc này.


 


Như tôi đã nói, Việt Nam nên tập trung vào việc xây dựng năng lực cạnh tranh. Cái ý đuổi kịp (catching-up) là nhanh chóng kết thúc giai đoạn học hỏi, và đủ độ chín để chuyển sang giai đoạn sáng tạo ra những sản phẩm mới cho thị trường toàn cầu. Thời cơ vẫn chưa chín muồi với Việt Nam.


 


Tạo bàn đạp phát triển từ chiến lược mang tầm nhìn dài hạn


 


Ông nghĩ Việt Nam phải chờ đợi bao nhiêu lâu để có thể chuyển sang giai đoạn sáng tạo?


 


Tôi nghĩ Việt Nam đặt ra mục tiêu trong thập kỷ tới là tăng gấp đôi GDP trên đầu người, và muốn đuổi kịp nhanh, Việt Nam có thể đặt mục tiêu tham vọng hơn nâng mức này lên 3000-3500 USD, tức là vượt qua ngưỡng của một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Cùng lúc đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ đủ độ chín để hiểu thị trường toàn cầu và khu vực hơn. Họ có thể nghĩ ra những ý tưởng kinh doanh mới, hay sáng tạo ra những sản phẩm mới.


 










TS Kharas thảo luận bên lề với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.




 


Muốn có được bước nhảy vọt, hay đi tắt - đón đầu, về sử dụng công nghệ, trước hết Việt Nam phải có một nền tảng, hay bàn đạp vững vàng đã, và điều quan trọng là khi hoạch định chiến lược phát triển, hay đừng nghĩ thuần túy cho 10 năm tới, mà phải nghĩ xa hơn, đến 2050, với mục tiêu của từng 10 năm tiếp tục ra sao.


 



Ý ông nói khi xây dựng chiến lược 10 năm, Việt Nam vẫn phải có tầm nhìn tới 40 năm sau?


 


Đúng vậy. 10 năm tới là giai đoạn học việc cho khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Cũng như trong thể thao, Việt Nam không thể mới bước vào cuộc chơi Olympics mà đã nghĩ tới việc đoạt huy chương vàng được. Cứ tham gia, cứ học hỏi đã, để từ đó rút ra rằng mình mạnh nhất về những môn nào, để tập trung đầu tư vào đó. Các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam phải mất học phí để có những kinh nghiệm đó để rồi biết mình có thể sáng tạo ra những sản phẩm gì có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.


 


Đi tắt đón đầu trong chính sách


 


Nhưng, thực ra, liệu có những cơ hội cho việc đi tắt đón đầu hay không? Ông có nhìn thấy những lĩnh vực nào đó mà người Việt Nam có thể làm chuyện này?


 


Ở đây chúng ta đang bàn về chiến lược phát triển nói chung, và về mặt chính sách nhà nước có thể làm được điều gì nhằm phục vụ mục tiêu này. Chứ chúng ta không bàn về phát triển ngành, hay lĩnh vực. Vì vậy, việc đi tắt - đón đầu nên tập trung vào đi tắt - đón đầu trong chính sách.


 


Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu một hệ thống hậu cần tốt. Vậy tại sao Việt Nam không mạnh dạn thúc đẩy các đặc khu kinh tế, đặc khu thương mại, hay khu thương mại tự do? Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp đó có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận đất đai tốt hơn, cũng như các doanh nghiệp quốc tế.


 


Điều quan trọng là phải nghiên cứu kỹ cả những mô hình thành công, lẫn những mô hình thất bại, bởi số thất bại dường như nhiều hơn số thành công. Nhưng vấn đề ở đây không phải là chuyện làm hay không làm, mà làm thế nào. Bởi tại sao có người thành công và có người lại thất bại?


 


Hơn nữa, phải để các doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển sản xuất, và chỉ hiệu quả sản xuất thôi, thay vì phải lo lắng rằng kết quả sản xuất kinh doanh, hay lợi nhuận, lại đến từ những yếu tố phi sản xuất. Muốn như vậy, chính phủ phải lo ổn định về vĩ mô, từ tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, đến thâm hụt tài khóa.


 


DNNN không làm tròn vai dẫn dắt nền kinh tế


 


Trong chiến lược phát triển của mình, chính phủ Việt Nam, thông qua bài phát biểu của Thủ tướng trước hội thảo, dường như có xu hướng muốn kết hợp hai mô hình phát triển của Hàn Quốc và Đài Loan. Tức là, trong khi vẫn coi khu vực kinh tế nhà nước, với nòng cốt là các tập đoàn kinh tế lớn nhà nước, đóng vai trò chủ đạo và dẫn dắt, họ cũng muốn khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), đóng vai trò động lực. Ông nghĩ Việt Nam có thể thành công với sự kết hợp này hay không, khi nguồn lực để đầu tư lại quá hạn chế?


 


Còn quá sớm để đưa ra kết luận rằng mô hình nào tốt hơn cho Việt Nam. Nhưng việc theo đuổi cả hai mô hình, hay như cách anh nói là kết hợp giữa hai mô hình phát triển của Hàn Quốc và Đài Loan, là khá phức tạp. Bởi khu vực SMEs được coi là năng động và sáng tạo hơn, trong khi đó các tập đoàn kinh tế nhà nước lại có ưu thế về qui mô và quyền tiếp cận các nguồn lực của đất nước. Điều quan trọng là nền kinh tế thế giới trong 10 năm tới sẽ phát triển như thế nào? Và điều duy nhất chúng ta có thể nói tại thời điểm này là nó sẽ hoàn toàn khác so với cái chúng ta đang chứng kiến hiện nay.


 


Còn câu chuyện thành công của mô hình Đài Loan lại có những lý do riêng của mình.


 


Thứ nhất, họ có những Hoa Kiều đã rất thành công ở Mỹ và trở về đầu tư ở Đài Loan. Họ có vốn, có công nghệ, và quan trọng nhất có cửa vào thị trường Mỹ, sự đảm bảo quan trọng cho sự thành công của các nhà xuất khẩu.


 


Thứ hai, quan trọng hơn, những nhà điều hành nền kinh tế Đài Loan không khuyến khích lập ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ chỉ cố gắng tạo dựng một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau. Và họ làm theo cách, đúng như kiến nghị của chuyên gia nói trên, là hạn chế tối đa các đặc quyền, đặc lợi của doanh nghiệp nhà nước. Anh cứ chơi trong sân chơi cạnh tranh bình đẳng đó, và nếu anh thành công, điều đó quá tốt. Nhưng kết quả, như chúng ta đã thấy, là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân ở Đài Loan tốt hơn, và họ đã lớn rất nhanh.


 


Một chuyên gia trẻ tuổi, người phát biểu ý kiến cuối cùng trong hội thảo, đã nói rằng cách duy nhất nhà nước có thể hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, khu vực được coi là động lực của nền kinh tế, là tước bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của khu vực kinh tế nhà nước, nhằm đảm bảo một sân chơi cạnh tranh bình đẳng. Ông nghĩ thế nào về ý kiến này?


 


Theo tôi được biết, Nhà nước Việt Nam trao cho doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn, những đặc quyền tiếp cận về vốn, đất đai và quyền kinh doanh, là do mong khu vực này đóng vai trò dẫn dắt cả thị trường, kể cả tạo ra một nền công nghiệp hỗ trợ, chứ không thuần túy hiệu quả kinh doanh của họ được thể hiện như thế nào trong nền kinh tế.


 


Các cuộc thảo luận về công nghiệp hỗ trợ trong hội thảo khá thú vị và sôi nổi. Điều đó chứng tỏ kỳ vọng của xã hội về vai trò dẫn dắt thị trường của khu vực kinh tế nhà nước cho đến nay đã không được đáp ứng. Và đó là lý do vì sao người ta lại phản ứng gay gắt về những đặc quyền, đặc lợi dành cho khu vực này đến như vậy.


 


Trường hợp Vinashin là một ví dụ điển hình của sự thất bại về vai trò dẫn dắt thị trường. Thay vì tập hợp các doanh nghiệp khác để cùng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành đóng tàu, tập đoàn này lại lập ra những công ty con của mình, và sự đầu tư tràn lan, trong khi thiếu cả vốn lẫn kinh nghiệm, đã khiến họ suýt phá sản.


 


Khuyến khích cạnh tranh thay vì hợp lý hóa chủ trương


 


Nhưng chúng ta cũng có một ví dụ thành công khác về vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn. Chẳng hạn, Việt Nam có thể phát triển hạ tầng viễn thông, nhất là Internet, nhanh đến vậy, là do có sự tập trung đầu tư của các tập đoàn lớn. Chứ để mấy doanh nghiệp vừa nhỏ làm thì lâu lắm.


 


Nhưng đó không phải câu chuyện thành công riêng của Tập đoàn Viễn thông (VNPT), bởi trong sân chơi này chúng ta có ít nhất hai đối thủ cạnh tranh (VNPT và Vietel). Và mặc dù, về cơ bản, họ đều là doanh nghiệp nhà nước, điều đó có lợi cho nền viễn thông Việt Nam, và người tiêu dùng Việt Nam. Ông nghĩ sao về những lĩnh vực khác, khi chỉ có một người chơi?


 


Ít nhất, từ những câu chuyện chúng ta đã đề cập ở Việt Nam, có thể một lần nữa khẳng định rằng cạnh tranh luôn là động lực mạnh mẽ cho phát triển. Và chính sách của chính phủ là phải khuyến khích cạnh tranh, thay vì hợp lý hóa trong chủ trương bằng cách phân công doanh nghiệp này phải làm cái này, doanh nghiệp kia phải làm cái kia. Hãy để cho họ cạnh tranh với nhau, và họ tự biết cách phải tự chống chọi để tồn tại và phát triển như thế nào.


 


Việt Nam đang nỗ lực yêu cầu các đối tác chính trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) như Hoa Kỳ, hoặc Liên minh châu Âu (EU), sớm công nhận thể chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Ít nhất là để tránh các vụ kiện chống phá giá, hoặc giảm bớt thiệt hại, và qua đó thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu. Nhưng với việc vẫn duy trì ưu đãi với khu vực kinh tế nhà nước như hiện nay, khiến thị trường cạnh tranh bị méo mó, liệu Việt Nam có đang đi ngược lại với nỗ lực trên?


 


Đúng, đây chính là vấn đề lớn, và chính là lý do Việt Nam đã gia nhập WTO với tư cách một nền kinh tế phi thị trường. Cùng với ưu đãi khác nhau của nhà nước đối với khu vực kinh tế nhà nước là cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái, hay cơ chế quản lý giá...


 


Tôi nghĩ Việt Nam nên tiếp tục con đường đã chọn là chuyển sang một nền kinh tế thị trường, để hội nhập quốc tế nhanh vì mục tiêu phát triển.


Xin cám ơn ông.


 


Theo Tuanvietnamnet


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Bỏ quán tính của thời chiến trong ra quyết sách (05-09-2010)
    Văn hóa hay sự phô trương núp danh truyền thống? (05-09-2010)
    Nhà nước không thể mãi bao biện, làm thay (05-09-2010)
    Thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và và nguy cơ lệ thuộc (05-09-2010)
    Đập thủy điện Mêkông và nỗi lo tác động kép (05-09-2010)
    Thủ tướng: Tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153069678.